Viết bài

Hướng dẫn viết content quảng cáo Google Adwords hiệu quả, giá rẻ, bứt phá doanh thu từ A đến Z

Google luôn dành sự ưu tiên cho các thương hiệu lớn trong bảng xếp hạng từ khóa của mình. Vậy nên, trừ khi bạn (hoặc công ty bạn) là một thương hiệu lớn, rất khó để vượt mặt những kẻ khổng lồ, kể cả khi sản phẩm của bạn vượt trội bao nhiêu. Liệu điều đấy đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn sẽ không được quảng bá tối ưu trên Google?

Đừng lo, vì Google Adwords cho phép bạn gian lận! Thay vì phải nghiên cứu và xây dựng content và link trong nhiều tháng trời, bạn có thể nhảy lên vị trí #1 ngay trên Google. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích thực tế, bạn cần phải nắm rõ xây dựng content quảng cáo Adwords thế nào, phải lưu ý những gì, đảm bảo các yếu tố ra sao, v.v. Hãy cùng working24 tìm hiểu từ A đến Z cách viết quảng cáo Google Adwords đảm bảo hiệu quả với giá thành rẻ không tưởng.

Các bước tạo quảng cáo Google adwords thành công

Bắt đầu chiến dịch Google Adwords của bạn

Hãy truy cập trang chủ của Google Adwords và chọn “Bắt đầu” hay “Start Now”. Khá đơn giản cho bước đầu phải không? Tiếp đến, hãy điền mail của bạn (nên là Gmail) và đường dẫn URL đến trang chủ của bạn. 

Đặt ngân sách

Hãy đưa ra một khoảng ngân sách thoải mái và vừa vặn dành cho Adwords, đồng thời ước tính số tiền phải bỏ cùng với số tiền lời nhận được. Google sẽ ăn một phần tiền hoa hồng từ thu nhập của bạn tương ứng với lợi nhuận, vì vậy hãy đảm bảo tính toán thật cẩn thận. 

Có hai điểm quan trọng bạn phải làm rõ để đặt ra một khoản ngân sách phù hợp: lợi nhuận mỗi đơn vị và tỷ lệ chuyển đổi. Lấy ví dụ, bạn đi bán bánh. Một gói bánh bạn bán 20.000 đồng, trong đó một gói bạn lãi 10.000 đồng, thì đó chính là lợi nhuận cho mỗi đơn vị. Nếu mỗi 100 khách hàng ghé cửa hàng bánh của bạn và có 10 khách mua, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 10%. Tỷ lệ chuyển đổi với từng ngành sẽ là khác nhau - ảnh hưởng nhiều bởi lượng người truy cập và lượng người thực sự tương tác. Vì vậy, hãy đảm bảo nghiên cứu thật kỹ yếu tố này. 

Công thức tính toán working24 khuyên dùng chính là dựa trên CPC (Cost Per Click - Giá trên mỗi lượt nhấp chuột): CPC tối đa = lợi nhuận x tỷ lệ chuyển đổi x phần trăm tiền hoa hồng cho Google 

Ví dụ, lợi nhuận của bạn là 100, tỷ lệ chuyển đổi là 1%, và phần trăm tiền hoa hồng là 30%. Theo đúng công thức trên, bạn sẽ tính được rằng bạn sẽ thu về 70 và chỉ phải trả cho Google Adwords 0.30 mỗi lượt nhấp chuột. 

Sau đó, dựa vào CPC tối đa và cùng với lượt click trung bình mỗi ngày, bạn sẽ đặt ra được một ngân sách phù hợp. Tiếp tục ví dụ trên, nếu lượt click trung bình mỗi ngày của bạn là 20, vậy số tiền tối đa bạn sẽ trả cho Google Adwords mỗi ngày là 20x0.3=6.

Tổng kết lại, tính toán ngân sách có mối quan hệ mật thiết đến khả năng khảo sát thị trường, tỷ lệ chuyển đổi, lượt click trong page của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng trước khi tính toán ngân sách. 

Mọi người thường bỏ qua hoặc xem nhẹ bước đặt ngân sách này, tuy nhiên, đây là bước khởi đầu để bạn có một chiến dịch Google Adwords thành công. Các bước phía sau lại khá đơn giản và dễ hiểu. 

Chọn đối tượng mục tiêu

Một quảng cáo hiệu quả là một quảng cáo nhắm đúng trọng tâm đối tượng khách hàng và khoanh vùng cụ thể địa điểm chạy quảng cáo. Ngoài ra, nếu muốn khoanh vùng vị trí quảng cáo cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm nâng cao và sử dụng Google Maps. 

Chọn mạng lưới quảng cáo

Có hai loại mạng lưới bạn có thể lựa chọn như trên ảnh, bao gồm mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Trong khi mạng tìm kiếm sẽ giúp quảng cáo của bạn hiện trên SERP, mạng hiển thị sẽ giúp bạn quảng cáo được sản phẩm hoặc trang web của mình trên bất cứ trang web nào. Lựa chọn mạng lưới nào sẽ liên quan mật thiết đến ngân sách chi tiêu hàng ngày được đặt trước đó. Tùy vào nhu cầu và ngân sách mà bạn sẽ lựa chọn một trong hai mạng này. 

Tìm kiếm và đặt từ khóa (keyword)

Đây được coi là bước “ăn điểm” quyết định thành bại của chiến dịch Adwords của bạn. Lựa chọn từ khóa ảnh hưởng đến lượng truy cập, ngân sách cũng như hiệu quả quảng cáo. Khi khách hàng tìm kiếm một từ khóa nào đó, nếu đó là một trong số các từ khóa mà bạn đã đặt cho Adwords của mình, trang của bạn sẽ hiện ra. 

Google Adwords hoạt động trên cơ chế đấu giá, tức các từ khóa hot, được nhiều người tìm kiếm càng cao, thì bạn sẽ phải trả chi phí càng cao. Vì vậy, hãy đảm bảo các từ khóa mà bạn đặt phù hợp với tiêu chí, ngân sách và mục đích quảng cáo của bạn. 

Google cho phép tối đa 20 keyword, vì vậy đừng ngại ngần chọn ra nhiều từ khóa phổ biến. Lưu ý rằng không nên chọn các từ khóa giống hoặc tương tự nhau, vì điều đó làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả. Thay vào đó, hãy lựa chọn các từ khóa đồng nghĩa để đảm bảo thu hút được những đối tượng khách hàng mong muốn nhiều nhất có thể. 

Đặt giá thầu

Nếu bạn muốn rảnh rang và không quan tâm về giá cả, bạn có thể để Google quyết định thay. Tuy nhiên, nếu bạn là một người tỉ mỉ và có chiến thuật riêng, đừng ngại ngần sử dụng các thuật toán và công cụ khác của Google (ví dụ như Keyword Planner) để tự đặt giá thầu của mình một cách thủ công. Thông thường, việc tự đặt giá thầu sẽ đem lại sự chủ động trong việc điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp với tình trạng ngân sách hiện tại của chủ quảng cáo, đồng thời sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. 

Viết Google Adwords

Một bước quan trọng không kém, đó chính là xây dựng nội dung cho Adwords của bạn. Working24 nhấn mạnh bạn cần phải đảm bảo hai điểm: Quảng cáo hút mắt và Nổi trội hơn so với đối thủ. 

  • Với tiêu đề: Hãy đảm bảo tiêu đề ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, và dễ nhớ. Hãy sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ để thu hút những cái click chuột từ khách hàng tiềm năng. Bạn được phép có 2 tiêu đề, mỗi tiêu đề có số lượng ký tự giới hạn nhất định. Đảm bảo trong tiêu đề có tối thiểu một từ khóa mà bạn đã đặt ở bước trước đó.
  • Với miêu tả: Không cần đầy đủ, chỉ cần những ý chính quan trọng và hấp dẫn nhất (ví dụ như khuyến mại, thứ hạng, các thông tin cần thiết, gợi mở sự tò mò của khách hàng, v.v.)

Một số mẹo để tăng hiệu quả của Google Adwords

Cụ thể hóa các con số

Các thông tin số luôn dễ “tiêu hóa” và dễ hiểu hơn hẳn so với thông tin chữ thông thường, Thậm chí, các con số càng cụ thể bao nhiêu, lượt click và tương tác lại càng tăng bấy nhiêu. Những con số cụ thể như 1,579 sẽ luôn hấp dẫn hơn so với những con số chung chung như +1,500 hay 1,500. Các con số càng cụ thể bao nhiêu, bạn càng đáng tin bấy nhiêu.  

Đảm bảo chất lượng của trang đích

Bạn đang trả tiền để được tăng lượt truy cập, hay tăng traffic. Và việc quảng cáo sẽ không thể thành công nếu khi khách hàng ghé thăm trang đích, tức trang web của bạn, và chẳng mua gì cả. Nói cách khác, bạn sẽ “mất trắng” số tiền quảng cáo mà không thu lại được gì. 

Đảm bảo mọi yếu tố cho trang đích của mình trước khi tiến hành quảng cáo chính là chìa khóa để dẫn đến thành công. Nắm rõ tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ là một yếu tố khác mang tính thành bại cho chiến dịch quảng bá của bạn. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi của bạn là 1%, vậy khi có 1000 khách hàng ghé thăm nhờ quảng cáo, bạn vẫn có thể thu về 1000 đô với sản phẩm có giá 100 đô. 

Đánh giá mức độ hiệu quả của Google Adwords dựa trên AdRank

Làm thế nào để đánh giá adwords bạn đang chạy có hiệu quả hay không? Hãy sử dụng AdRank. Hiểu nôm na, AdRank là điểm số xếp hạng quảng cáo. Điểm càng cao, quảng cáo của bạn sẽ càng ở top cao khi có khách hàng tiềm năng tìm kiếm từ khóa liên quan. Có thể thấy ở ví dụ trong ảnh sau, dù cùng có từ khóa quần tây nhưng có sự phân chia thứ hạng ở đây. Và chắc chắn ai cũng muốn vị trí đầu tiên trong trang tìm kiếm. 

Vậy tính AdRank thế nào? Mọi người có thể tính bằng công thức sau: 

Giá thầu quảng cáo x Điểm chất lượng quảng cáo

Muốn tăng AdRank, hãy tăng hoặc giá thầu quảng cáo, hoặc điểm chất lượng, hoặc cả hai (nếu ngân sách cho phép bạn làm vậy). Tuy nhiên, tăng giá thầu quảng cáo sẽ làm đau ví tiền của bạn hơn cả, vì vậy working24 khuyên bạn nên tập trung tăng điểm chất lượng quảng cáo. Vậy tăng điểm chất lượng quảng cáo thế nào?

Thứ nhất, đảm bảo trang đích chuẩn SEO, có nội dung liên quan tới quảng cáo Adwords: Như đã đề cập ở trên, đảm bảo nội dung trang đích có ý nghĩa rất lớn cho thành bại của chiến dịch quảng cáo trên Google, đồng thời đó cũng chính là cái đích cuối cùng của việc thực hiện các bước lập

Share